Toidicode.com

Toidicode.com

BASIC TO ADVANCE

Bài 39: Cache trong Laravel 8

Tiếp tục với series về Laravel, bài này mình sẽ giới thiệu với mọi người về cache trong Laravel.

1. Giới thiệu.

Trong dự án của các bạn chắc hẳn sẽ có các service, action nào đó hoạt động tốn rất nhiều CPU hoặc rất nhiều thời gian để thực thi xong. Khi gặp phải trường hợp này các bạn có thể xem xét đến sử dụng cache để lưu lại kết quả của hành động vừa rồi để trả về cho lần gọi tiếp theo, nếu dữ liệu không nhất thiết cần realtime. Bộ nhớ lưu trữ cache ở đây có thể là Memcached hoặc Redis,...

Trong Laravel đã cung cấp cho bạn một API để các bạn có thể làm việc với hầu hết các bộ nhớ Cache store phổ biết hiện nay và đương nhiên là cũng sẽ rất dễ dùng.

2. Cấu hình.

Để cấu hình các thông số liên quan đến cache trong Laravel các bạn có thể chỉnh sửa trong file config/cache.php. 
Mặc định Laravel sẽ sử dụng cache driver là file, khi sử dụng driver này thì các cache data sẽ được lưu trữ vào các file và mặc định chúng sẽ được lưu trữ vào trong thư mục storage/framework/cache/data. Tuy nhiên, nếu như bạn cần một hiệu suất lớn hơn, nhanh hơn thì bạn nên xem xét sử dụng các driver chuyên dụng như Redis, MemCached,...

Yêu cầu các driver.

Database

Khi các bạn sử dụng database làm driver lưu trữ cache thì bắt buộc trong database đó phải có table cache với 3 column lần lượt là key, value, expiration.

Bạn cũng có thể tạo ra migration cho cache table bằng command sau:

php artisan cache:table

Schema table sẽ có cấu trúc như sau:

Schema::create('cache', function ($table) {
    $table->string('key')->unique();
    $table->text('value');
    $table->integer('expiration');
});

MemCached

Đối với driver này bạn cần phải cài đặt thêm php extension memcahed (link download ở đây). Sau đó bạn cấu hình các thông tin liên quan đến Memached trong file config/cache.php key memcached

'memcached' => [
    'driver' => 'memcached',
    'persistent_id' => env('MEMCACHED_PERSISTENT_ID'),
    'sasl' => [
        env('MEMCACHED_USERNAME'),
        env('MEMCACHED_PASSWORD'),
    ],
    'options' => [
        // Memcached::OPT_CONNECT_TIMEOUT => 2000,
    ],
    'servers' => [
        [
            'host' => env('MEMCACHED_HOST', '127.0.0.1'),
            'port' => env('MEMCACHED_PORT', 11211),
            'weight' => 100,
        ],
    ],
]

Redis

Đối với driver này bạn sẽ có 2 sự lựa chọn là sử dụng php extension redis (khuyên dùng) hoặc predis/predis php package. Sau đó bạn có thể cấu hình các thông tin kết nối vào trong file config/cache.php key redis.

3. Sử dụng.

Trong Laravel, bạn có thể sử dụng Cache qua 2 cách là sử dụng Cache facede (Illuminate\Support\Facades\Cache) hoặc sử dụng cache() helper function (bản chất như nhau).

Để lưu trữ một giá trị nào đó vào cache bạn có thể sử dụng phương thức put với cú pháp:

use Illuminate\Support\Facades\Cache;

Cache::put($key, $value, $timeToLife);

Trong đó:

  • $key là key của cache đó.
  • $value là giá trị cần cache vào key đó.
  • $timetoLife là thời gian sống của cache (tính theo đơn vị giây).

VD: Lưu trữ giá trị vào cache key là "domain" sống trong 10 phút.

use Illuminate\Support\Facades\Cache;

Cache::put('domain', 'toidicode.com', 600);

Để lưu trữ một vào cache vĩnh viễn, bạn có thể sử dụng phương thức forever.

VD:

Cache::forever('domain');

Để lấy ra một giá trị đang được lưu trữ cache, các bạn sử dụng phương thức get với cú pháp:

use Illuminate\Support\Facades\Cache;

Cache::get($key, $default);

Trong đó:

  • $key là key của cache các bạn cần lấy ra.
  • $default là giá trị mặc định sẽ trả về nếu cache không tồn tại hoặc đã hết hạn. Mặc định thì default sẽ là null.

VD: Lấy ra giá trị của key "domain".

$domain = Cache::get('domain');

Đối với trường hợp các bạn có muốn sử lí logic để trả về giá trị khi cache không tồn tại, bạn có thể dử dụng tham số thứ 2 là một closure function.

VD:

$domain = Cache::get('domain', function () {
    return DB::table('options')->where('key', 'domain')->first()->value;
});

Nếu bạn muốn kiểm tra một key nào đó có tồn tại trong cache hay không bạn có thể sử dụng phương thức has.

VD:

if (Cache::has('domain')) {
    // tồn tại
}

Bạn cũng có thể imcrement/ decrement giá trị của một key nào đó trong cache bằng cách sử dụng phương thức imcrementdecrement.

VD:

Cache::increment('visited'); // tăng 1 đơn vị.
Cache::increment('visited', 10); // tăng 10 đơn vị.

Cache::decrement('remain'); // giảm 1 đơn vị.
Cache::decrement('remain', 10); // giảm 10 đơn vị.

Bạn cũng có thể lấy giá trị cache data và lưu trữ chúng nếu cache data đó không tồn tại, bằng cách sử dụng phương thức remember với cú pháp:

Cache::remember($key, $timeToLife, function () {
    // ...
});

Trong đó:

  • $key là key của cache đó.
  • $timetoLife là thời gian sống của cache (tính theo đơn vị giây).
  • closure function sẽ là nơi chứa logic để tính toán ra giá trị cần lưu trữ vào cache driver khi $key không tồn tại.

VD:

$domain = Cache::remember('domain', 10 , function () {
    return DB::table('options')->where('key', 'domain')->first()->value;
});

Tương tự, bạn có thể sử dụng phương thức pull để lấy ra data của cahe và đồng thời xóa luôn nó khỏi cache driver.

VD:

$domain = Cache::pull('domain');

Để xóa một cache data các bạn có thể sử dụng phương thức forget với giá trị truyền vào là key của cache data.

VD:

Cache::forget('domain');

Hoặc các bạn có thể sử dụng lại phương thức put với tham số $timeToLife là 0 hoặc một số âm.

VD:

Cache::put('domain', 'value', 0);

Cache::put('domain', 'value', -5);

Bạn cũng có thể xóa toàn bộ dữ liệu trong cache bằng cách sử dụng phương thức flush.

VD:

Cache::flush();

Trong một số trường hợp các bạn muốn lưu trữ cache data vào một driver cụ thể các bạn có thể sử dụng phương thức store để định danh driver các bạn muốn lưu trữ.

VD: Lưu trữ vào driver file.

Cache::store('file')->put('domain', 'toidicode.com', 10);

4. Lời kết.

Cache quả thật rất hữu dụng, nhưng khi sử dụng cache các bạn nên cẩn trọng vì nó có thể làm ảnh hưởng đến tính đúng đắn của dữ liệu, nếu như các bạn áp dụng không hợp lí.
 

Đăng ký nhận tin.

Chúng tôi chỉ gửi tối đa 2 lần trên 1 tháng. Tuyên bố không spam mail!

Vũ Thanh Tài

About author
The best way to learn is to share
Xem tất cả bài đăng

3 Comments

Cảm ơn bạn, mong phần sau có bài hướng dẫn về Queue

Đại tim to

3 năm trước

2

jhon

8 tháng trước

ưdqwd

qưd

2 tháng trước

Bình luận

Captcha