Toidicode.com

Toidicode.com

BASIC TO ADVANCE

Bài 24: Database trong Laravel 8

Như các bạn cũng biết, hầu hết các ứng dụng web hiện này thì đều có kết nối đến databse. Phần này mình sẽ giới thiệu với mọi người cách config cũng như cấu hình để sử dụng database trong Laravel.

1. Tổng quan.

Trong Laravel, database được hỗ trợ rất là mạnh qua các lớp Query BuilderEloment ORM (Các lớp này mình sẽ nói chi tiết ở các phần sau). Đồng thời Laravel cũng hỗ trợ mọi người sử dụng được nhiều database, connection trên cùng một ứng dụng một cách đơn giản.

Mặc định, Laravel hỗ trợ các loại database sau:

  • MySQL 5.6+
  • PostgreSQL 9.4+
  • SQLite 3.8.8+
  • SQL Server 2017+

Nếu các bạn muốn sử dụng các loại database khác có thể tham khảo thêm các package bên thứ 3 cung cấp hoặc comment ở post này mình sẽ tìm giúp các bạn.

2. Cấu hình.

Tất cả các thông tin cấu hình liên quan đến database trong Laravel đều được đặt trong config/database.php. Trong file này chứa thông tin kết nối đến rất nhiều database và bạn có thể cấu hình connection nào là default.

Hầu hết các thông tin cấu hình này đều được lấy từ .env.

Đối với cấu hình SQLite thì DB_DATABASE trong env chính là đường dẫn đến file sqlite của bạn.

VD:

DB_CONNECTION=sqlite
DB_DATABASE=/absolute/path/to/database.sqlite

Đối với Microsoft SQL server thì bạn cần đảm bảo PHP của bạn phải có các extension sqlsrvpdo_sqlsrv.

Thông thường, các cấu hình đến database sẽ có các thông tin như host, database, username, password,... Nhưng nếu như bạn muốn cấu hình thông tin qua URL connection thì Laravel cũng hỗ trợ. Bằng cách bạn có thể đưa chúng vào trong DATABASE_URL trong env.

URL này sẽ có dạng:

driver://username:password@host:port/database?options

Trong đó:

  • driver là loại database bạn muốn kết nối.
  • username là thông tin user đăng nhập vào database.
  • password là thông tin password đăng nhập vào database.
  • host là thông tin host của database.
  • port là port của datasbe.
  • database là tên database mà bạn muốn kết nối.
  • options là các option bạn muốn config kèm theo.

VD:

mysql://root:[email protected]/forge?charset=UTF-8

3. Read-Write Database.

Trong một số trường hợp bạn muốn sử dụng các kết nối riêng biệt cho các câu lệnh SELECT dữ liệu, các câu lệnh NSERT, UPDATEDELETE lại sử dụng kết nối khác. Thì laravel cũng hộ trợ bạn làm điều đó (cái này rất tiện cho các hệ thống sử dụng Master - Slave).

Nếu bạn muốn cấu hình kết nối read-write này bạn có thể tham khảo config mẫu sau:

'mysql' => [
    'read' => [
        'host' => [
            '192.168.1.1',
            '196.168.1.2',
        ],
    ],
    'write' => [
        'host' => [
            '196.168.1.3',
        ],
    ],
    'sticky' => true,
    'driver' => 'mysql',
    'database' => 'database',
    'username' => 'root',
    'password' => '',
    'charset' => 'utf8mb4',
    'collation' => 'utf8mb4_unicode_ci',
    'prefix' => '',
],

Trong đó: sticky là key không bắt buộc, sticky quyết định các truy vấn sau câu lệnh write sẽ được thực thi vào connection nào trong request đó. Nếu sticky thiết lập là true thì sau câu lệnh write data, các câu lệnh read phía sau sẽ sử dụng connection đến host của DB write luôn (miễn là trên cùng một request).

4. Thực thi query đến database.

Sau khi đã hoàn tất việc kết nối đến database, giờ các bạn có thể query đến database thông qua class DB (\Illuminate\Support\Facades\DB).

Thực thi SELECT query

Để sử dụng câu lệch SELECT query các bạn có thể sử dụng phương thức select.

VD:

use Illuminate\Support\Facades\Route;

$users = DB::select("SELECT * FROM users where active = 1");

Trong trường hợp bạn muốn sử dụng prepare query bạn có thể sử dụng tham số thứ 2 là các giá trị binding vào query.

VD:

use Illuminate\Support\Facades\Route;

$users = DB::select("SELECT * FROM users where active = ?", [1]);

Phương thức select sẽ trả về một mảng data, trong đó mỗi một data sẽ là một stdClass.

VD: In ra data trả về.

use Illuminate\Support\Facades\Route;

$users = DB::select("SELECT * FROM users where active = ?", [1]);

foreach ($users as $user) {
    echo $user->name;
}

Ngoài ra bạn cũng có thể binding data vào câu query bằng cách gán tên cho nó.

VD:

$users = DB::select('select * from users where id = :id', ['id' => 1]);

Thực thi INSERT query.

Để chạy câu lệnh INSERT trong database các bạn sử dụng phương thức insert.

VD:

use Illuminate\Support\Facades\DB;

DB::insert("insert into users (id, name) values (1, 'Marc')");

Hoặc bạn cũng có thể sử dụng binding query vào trong phương thức insert.

VD:

use Illuminate\Support\Facades\DB;

DB::insert('insert into users (id, name) values (?, ?)', [1, 'Marc']);

Thực thi UPDATE query.

Để chạy câu lệnh UPDATE trong database các bạn sử dụng phương thức update.

VD:

use Illuminate\Support\Facades\DB;

$affected = DB::update("update users set votes = 100 where name = 'Anita'");

Hoặc bạn cũng có thể sử dụng binding query vào trong phương thức update.

VD:

use Illuminate\Support\Facades\DB;

$affected = DB::update('update users set votes = ? where name = ?', [100, 'Anita']);

Thực thi DELETE query.

Để chạy câu lệnh DELETE trong database các bạn sử dụng phương thức delete.

VD:

$deleted = DB::delete('delete from users');

Thực thi các câu lệnh chung.

Ngoài các câu lệnh ở trên ra, nếu trong trường hợp bạn không muốn nhận giá trị trả về từ database khi thực thi câu lệnh, bạn có thể sử dụng phương thức statement để thực thi.

VD:

DB::statement('drop table users');

Chỉ định connection.

Trong trường hợp các bạn cần chỉ định connection thực thi query đến database. Bạn có thể sử dụng phương thức connection để chỉ định connection trước khi thực thi query.

VD: Chỉ định connection đến kết nối sqlite.

use Illuminate\Support\Facades\DB;

$users = DB::connection('sqlite')->select(...);

Chú ý: Connection name chính là array key của array connections trong file config/database.php.

5. Listen Query Event.

Nếu như bạn muốn lắng nghe các câu query trên Laravel, bạn có thể sử dụng phương thức listen.

VD:

DB::listen(function ($query) {
    // $query->sql
    // $query->bindings
    // $query->time
});

Tuy nhiên để cho listen hoạt động tốt bạn nên đặt chúng vào trong một service provider nào đó.

VD:

<?php

namespace App\Providers;

use Illuminate\Support\Facades\DB;
use Illuminate\Support\ServiceProvider;

class AppServiceProvider extends ServiceProvider
{
    /**
     * Register any application services.
     *
     * @return void
     */
    public function register()
    {
        //
    }

    /**
     * Bootstrap any application services.
     *
     * @return void
     */
    public function boot()
    {
        DB::listen(function ($query) {
            // $query->sql
            // $query->bindings
            // $query->time
        });
    }
}

6. Thực thi database transactions.

Nếu như bạn muốn thực thi nhiều câu query theo một transaction của database, bạn có thể sử dụng phương thức transaction.

VD:

use Illuminate\Support\Facades\DB;

DB::transaction(function () {
    DB::update('update users set votes = 1');

    DB::delete('delete from posts');
});

Trong trường hợp bạn muốn xác định số lần thử lại transaction, bạn có thểm truyền vào tham số thứ hai tương ứng với số lần thực thi lại transaction. Nếu hết số lần thực thi lại mà transaction vẫn chưa hoàn thành thì Laravel sẽ raise ra một exception.

VD: Retry lại transaction 5 lần.

use Illuminate\Support\Facades\DB;

DB::transaction(function () {
    DB::update('update users set votes = 1');

    DB::delete('delete from posts');
}, 5);

Ngoài cách trên thì bạn cũng có thể thực thi transaction một cách thủ công qua các phương thức như:

  • beginTransaction - Bắt đầu transaction.
  • rollBack - Thực thi rollback query.
  • commit - Thực thi commit query.

VD:

try {
    DB::beginTransaction();
    DB::update('update users set votes = 1');
    DB::delete('delete from posts');
    DB::commit();
} catch (Exception $exception) {
    DB::commit();
}

7. Kết nối đến database thông qua CLI.

Để kết nối đến database qua CLI các bạn có thể sử dụng câu lệnh sau:

php artisan db

Đối với trường hợp các bạn cần chỉ định connection các bạn có thể truyền thêm argument vào command.

VD: Kết nối đến connection mysql.

php artisan db mysql

8. Lời kết.

Phần này là mở đầu cho chuỗi bài tương tác đến Database trong Laravel nên các bạn chú ý đọc kĩ một chút.

Đăng ký nhận tin.

Chúng tôi chỉ gửi tối đa 2 lần trên 1 tháng. Tuyên bố không spam mail!

Vũ Thanh Tài

About author
The best way to learn is to share
Xem tất cả bài đăng

3 Comments

Hi,
Chỗ vd

Nam Lee

3 năm trước

Thực thi SELECT query

Nam Lee

3 năm trước

Khi kết nối với mongodb, em thử làm theo hướng dẫn và đặt cấu hình như ở dưới thì run '$php artisan migrate' bị báo lỗi Authentication failed at vendor/mongodb/mongodb/src/Command/ListCollections.php:115, mong a giúp đỡ ạ:

Thanh

2 năm trước

Bình luận

Captcha