Ở bài trước chúng ta đã tìm hiểu về Route::get(),post(),any(),match(),.. rồi, ở phần này chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp về Route::resource() và Route::group().
1,Route::resource().
-Route::resource() là một chức năng giúp chúng ta Xây dựng RESTful(websevice) một cách nhanh chóng. Đối với những người mới tiếp cận với PHP,Laravel thì chưa cảm thấy được ý nghĩa tuyệt vời của RESTful controller.
-Cú Pháp:
Route::resource('url', 'tencontroller', 'tuybien');
Trong đó:
- Url: thì cũng như các route khác là đường dẫn của route.
- tencontroller: là tên của controller (không đi kèm đuôi .php).
- tuybien: là các tùy biến phương thức được sử dụng trong Route, Tham số này có thể bỏ qua nếu không cần thiết.
-Chú ý: Để sử dụng được Route::resource() thì các bạn cần phải tạo ra một RESTful Controller. -Để tạo Một RESTful Controller chúng ta có hai các tạo:
- Cách 1: Là tạo bằng tay và viết code cũng bằng tay.
- Cách 2: Dùng lệnh mà laravel cung cấp sẵn cho chúng ta. Các bạn mở commanline lên và trỏ đến thư mục chứa project Laravel (VD của tôi là lar-53) và gõ lệnh.
php artisan make:controller TenController --resource
-Một RESTful controller sẽ có dạng như sau(trong code demo của tôi tên controller là HomeController):
<?php
namespace App\Http\Controllers;
use Illuminate\Http\Request;
class HomeController extends Controller
{
/**
* Display a listing of the resource.
*
* @return \Illuminate\Http\Response
*/
public function index()
{
//
}
/**
* Show the form for creating a new resource.
*
* @return \Illuminate\Http\Response
*/
public function create()
{
//
}
/**
* Store a newly created resource in storage.
*
* @param \Illuminate\Http\Request $request
* @return \Illuminate\Http\Response
*/
public function store(Request $request)
{
//
}
/**
* Display the specified resource.
*
* @param int $id
* @return \Illuminate\Http\Response
*/
public function show($id)
{
//
}
/**
* Show the form for editing the specified resource.
*
* @param int $id
* @return \Illuminate\Http\Response
*/
public function edit($id)
{
//
}
/**
* Update the specified resource in storage.
*
* @param \Illuminate\Http\Request $request
* @param int $id
* @return \Illuminate\Http\Response
*/
public function update(Request $request, $id)
{
//
}
/**
* Remove the specified resource from storage.
*
* @param int $id
* @return \Illuminate\Http\Response
*/
public function destroy($id)
{
//
}
}
-Chú thích các function:
- index(): Hiển thị một danh sách.
- create(): Thêm mới.
- store(): Lưu mới.
- show($id): Hiển thị một dữ liệu theo tham số truyền vào.
- edit($id): Sửa một dữ liệu theo tham số truyền vào.
- update($id):Cập nhật một dữ liệu theo tham số truyền vào.
- destroy($id):Xóa một dữ liệu theo tham số truyền vào.
-Chú Ý: Điểm mạnh của RESTful Controller là sinh ra cho chúng ta các phương thức luôn có trong một ứng dụng VD: Tôi có một route.
Route::resource('photo', 'PhotoController');
-Thì phương thức cũng như kiểu request của nó sẽ như sau.
Verb | Path | Action | Route Name |
---|---|---|---|
GET | /photo | index | photo.index |
GET | /photo/create | create | photo.create |
POST | /photo | store | photo.store |
GET | /photo/{photo} | show | photo.show |
GET | /photo/{photo}/edit | edit | photo.edit |
PUT/PATCH | /photo/{photo} | update | photo.update |
DELETE | /photo/{photo} | destroy | photo.destroy |
-Trong đó:{photo}
là các tham số id của photo (xem truyền tham số trong route).
-Tùy biến:
-Qua phần trên có bạn nào thắc mắc là : "chẵng lẽ RESTful Controller nào cũng phải đáp ứng đủ các action như trên Nếu không đủ thì không dùng được à" ->Vấn đề này các bạn khỏi lo nhé, vì Laravel đang đứng top 1 về số lượng developer sử dụng nó, nên trong Laravel đã cung cấp cho chúng ta lọc action trong Route::resource(). +Lọc các phương thức được sử dụng trong RESTful :
Route::resource('urlroute', 'HomeController', ['only' => ['index', 'create', 'show', 'edit']]);
Chú thích: Ở trên là đoạn code chỉ cho sử dụng các action được khai báo còn lại sẽ không được sử dụng +Lọc các phương thức không được sử dụng trong RESTful:
Route::resource('duongdan', 'HomeController', ['except' => ['index']]);
Chú thích: Cấm không cho sử dụng action index còn lại được sử dụng hết.
+Truyền nhiều tham số trong action.
Route::resource('anh.author', 'HomeController');
Khi đó bên action show của controller sẽ có dạng như sau:
public function show($id, $author)
{
// code
}
Để sử dụng các bạn chạy đường dẫn:
anh/{id}/author/{author}
// vd anh/1/author/tai
2,Route::group()
-Chúng ta muốn xây dựng trang quản trị cho website mà đường dẫn bắt đầu lúc nào cũng phải là admin và phải đăng nhập mới được sử dụng. VD:admin/product/addproduct,admin/category/addcategory,...
thì cứ phải gõ từng route rồi check authencation cho từng route sao. -Đối với vấn đề trên Laraver đã cung cấp cho chúng ta một loại Route::group() để giải quyết.
-Cú pháp:
Route::group($attr, $handle);
Trong đó:
- $attr: là các mảng thành phần điều kiện. VD: middleware,prefix,namespace,domain.
- $handle: là các đoạn sử lý thường là hàm.
Ví dụ: -Check đăng nhập mới được sử dụng Route bằng middeware( những phần sau mình sẽ nói về middeware).
Route::group(['middleware' => 'auth'], function () {
Route::get('/', function () {
// Uses Auth Middleware
});
Route::get('user/profile', function () {
// Uses Auth Middleware
});
});
-Thêm tiền tố trước các thành phàn trong group.
Route::group(['prefix' => 'admin'], function () {
Route::get('users', function () {
// route nay se co duong dan là admin/users
});
});
-Các thành phần điều kiện khác các bạn có thể xem tại : https://laravel.com/docs/5.3/routing#route-groups
3,Lời kết.
-Qua bài này mình đã trình bày cho các bạn về 2 lại route resource và group . Bài sau mình sẽ nói thêm về cách truyền tham số trong route.
Đăng ký nhận tin.
Chúng tôi chỉ gửi tối đa 2 lần trên 1 tháng. Tuyên bố không spam mail!
mình sử dụng route resource ở trong group prefix nhưng nó không nhận tiền tố ạ, có cách nào xử lý k ạ
dũn
7 năm trước
Nó vẫn nhận mà bạn, Bạn có thể copy đoạn code nên đây được không ạ!
Vũ Thanh Tài
7 năm trước
Trên cả tuyệt vời, Cám ơn bạn
thức
5 năm trước
Hình như viết nhầm Route::group() thành Route::gorup() rồi
ManLee
5 năm trước