Toidicode.com

Toidicode.com

BASIC TO ADVANCE

Bài 3: Kế thừa class trong PHP

Như các bạn đã biết thì Hướng đối tượng có 4 tính chất đặc trưng đó là: kế thừa, đóng gói, trừu tượng, đa hình. Và bài hôm nay chúng ta sẽ cùng đi vào tìm hiểu tính kế thừa trong PHP OOP.

1, Tính kế thừa trong hướng đối tượng.

-Để cho các bạn dễ hiểu chúng ta cùng nghiên cứu qua ví dụ sau:

VD: Giả sử tôi có 2 lớp Người lớn và Trẻ con (nhỏ hơn 1 tuổi) có các properties vào methods như sau:

giả sử lớp

-Như ở trong hình thì các bạn cũng đã thấy giữa 2 lớp người lớntrẻ con có các thuộc tính và phương thức khác nhau, và điều đó ứng dụng vào trong lập trình thì chẳng nhẽ chúng ta phải viết cả 2 lớp mà trong nó lại chỉ khác nhau có một chút. Nhưng đối với lập trình hướng đối tượng chúng ta hoàn toàn có thể xây dựng ra một lớp chung cho các lớp con kế thừa nó (điều này trong phương pháp lập trình truyền thống không có) và cụ thể ở đây là lớp con người.

2, Kế thừa trong PHP.

-Một class kế thừa từ class cha của nó sẽ có được đầy đủ các thuộc tính và phương thức của class cha (lưu ý: chỉ là có được các thuộc tính và phương thức chứ sử dụng được hay không là còn do visbility của lớp cha thế nào ).

-Trong PHP để khai báo kế thừa từ một lớp cha chúng ta sử dụng từ khóa extends theo cú pháp:

class childClass extends parentClass
{
    //code
}

Trong đó: childClass là class mà các bạn đang muốn khởi tạo, parentClass là class cha mà childClass đang muốn kế thừa nó.

VD: Giờ đây đối với giả sử ở phần 1 thì chúng ta chỉ cần tìm ra các thuộc tính và phương thức chung để xây dựng lớp cha. Mình sẽ tạo ra lớp ConNguoi là cha của 2 lớp Người lớn và Trẻ con như sau:

class ConNguoi
{
    var $chan;
    var $tay;
    var $mat;
    var $mui;

    function an()
    {

    }
}

-Và giờ 2 lớp con muốn sử kế thừa lại các thuộc tính và phương thức trên thì chỉ cần extends lại. Ở đây mình sẽ kế thừa và phát triển thêm các thuộc tính và phương thức cho 2 class con.

+Lớp Người lớn:

class NguoiLon extends ConNguoi
{
    var $longnach;

    function di()
    {

    }

    function noi()
    {

    }
}

+Lớp Trẻ con:

class TreCon extensds ConNguoi
{
    function bo()
    {

    }
}

3, Kế thừa bắc cầu.

-Và đương nhiên trong hướng đối tượng các bạn cũng có thể sử dụng tính chất bắc cầu đối với kế thừa. Khi kế thừa như thế thì class con sẽ kế thừa được tất cả các thuộc tính, phương thức từ lớp cha của nó và lớp cha của lớp cha nó...

VD:

class A
{
    //class A
}

class B extends A
{
    
}

class C extends B
{
    //class C
}

4, Gọi thuộc tính và phương thức của lớp cha.

-Đối với cách gọi thuộc tính và phương thức của class cha  thì không khác gì bài trước (xem bài trước). Nó chỉ khác khi lớp con của chúng ta cũng tồn tại một thuộc tính hay phương thức mà lớp cha của nó đã tồn tại rồi. Trong trường hợp này chúng ta sử dụng từ khóa parent::methodName() hoặc parent::propertyName để xử lý.

VD:

class ParentClass
{
    function getClass()
    {
        return 'ParentClass';
    }
}

class ChildClass extends ParentClass
{
    var $name = 'ChildClass';

    function getclass()
    {
        return 'ChildClass';
    }

    function getMethod()
    {
        echo 'Đây là phương thức ăn của lớp ' . $this->getclass();
    }

    function getMethodParent()
    {
        echo 'Đây là phương thức ăn của lớp ' . parent::getclass();
    }
}

$class = new ChildClass();
$class->getMethod();
//kết quả: Đây là phương thức ăn của lớp Trẻ con
$class->getMethodParent();
//kết quả: Đây là phương thức ăn của lớp Người lớn

5, Lời kết.

-Như vậy mình đã giới thiệu xong đến mọi người tính kế thừa trong lập trình hướng đối tượng nói chúng và Lập trình PHP nói riêng, mình hy vọng mọi người có thể hiểu được lý thuyết cũng như các ví dụ thực hành của mình. Bài tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về các quyền, giới hạn (vibisility) của thuộc tính, phương thức trong lập trình hương đối tượng.

Đăng ký nhận tin.

Chúng tôi chỉ gửi tối đa 2 lần trên 1 tháng. Tuyên bố không spam mail!

Vũ Thanh Tài

About author
The best way to learn is to share
Xem tất cả bài đăng

6 Comments

Hình như bạn quên nhắc 1 điều rất important! là parent::propertyName chỉ hoạt động nếu propertyName ở class cha là ở dạng tĩnh thì phải.

Thanh Niên An

6 năm trước

Cảm ơn bạn đã feedback
Đúng là mình quên thật :D

Vũ Thanh Tài

6 năm trước

Bài viết rất chi tiết về kế thừa của OOP. Cảm ơn bạn rất nhiều.

Nhưng, ở phần 1, hình ảnh ví dụ là "con người" chứ không phải là "người lớn" như bài viết trình bày. Mình nghĩ rằng sửa lại thì hay hơn đó ạ!

Hưng

5 năm trước

Sau khi em làm ví dụ trên, do class ChildClass đã có biến $name, lúc này em tạo biến $name mới trong class ParentClass. 

em dùng hàm nhưn trên in ra thêm tên với: parent::name.

Màn hình vẫn hiện ra đúng nhưng vẫn gửi kèm thông báo lỗi là  [Undefined class constant 'name' ] như vậy là sao ạ.

Nguyen Duc Nhat

5 năm trước

Đã tắt Adblock. Chúc AD ăn tết vui vẻ... Cám ơn AD đã chia sẻ kiến thức

Neo

3 năm trước

Chào Neo,

Cảm ơn bạn nhé!

Vũ Thanh Tài

3 năm trước

Bình luận

Captcha