Toidicode.com

Toidicode.com

BASIC TO ADVANCE

Bài 9: Các toán tử cơ bản trong Python

Ở phần kiểu dữ liệu number trong Python mình cũng nói qua về một số toán tử trong Python rồi, nhưng đó mới chỉ là một phần nhỏ thôi, trên thực tế thì Python sẽ có các toán tử cơ bản như sau:

  • Toán tử số học - Arithmetic Operators
  • Toán tử quan hệ - Comparison (Relational) Operators
  • Toán tử gán - Assignment Operators.
  • Toán tử logic - Logical Operators.
  • Toán tử Biwter - Bitwise Operators.
  • Toán tử khai thác - Membership Operators.
  • Toán tử xác thực - Indentity Operators.

Bài này chúng ta sẽ cùng nhau đi vào tìm hiểu về các toán tử này.

1, Toán tử số học - Arithmetic Operators.

 Toán tử số học trong python được thể hiện dưới 7 dạng cơ bản sau: (trong các ví dụ dưới đây thì ta coi a có giá trị là 5 và b có giá trị là 7).

Toán tử Mô Tả Ví Dụ
+ Toán tử cộng các giá trị lại với nhau a + b = 12
- Toán tử trừ các giá trị lại với nhau a - b = -2
* Toán tử nhân các giá trị lại với nhau a * b = 42
/ Toán tử chia các giá trị cho nhau a / b = 0.7142857142857143
% Toán tử chia lấy phần dư  a % b = 5
** Toán tử mũ. a**b = ab a ** b = 78125
//

Toán tử chia làm tròn xuống.

VD:

0,57 => 0

0.9 => 0

-07 => -1

-0.1 => -1

a // b = 0

2, Toán tử Quan hệ.

Dạng toán tử này dùng để so sánh các giá trị với nhau kết quả của nó sẽ trả về là True nếu đúng và False nếu sai. Và nó thường được dùng trong các câu lệnh điều kiện.

Trong Python thì nó cũng tồn tại 6 dạng toán tử quan hệ cơ bản như sau:

(trong các ví dụ dưới đây thì ta coi a có giá trị là 5 và b có giá trị là 7).

Toán tử Chú Thích Ví Dụ
==

So sánh giá trị của các đối số xem có bằng nhau hay không.
Nếu bằng nhau thì kết quả trả về sẽ là True và ngược lại sẽ là False.

a == b  // False
!= So sánh giá trị của các đối số xem có khác nhau hay không.
Nếu khác nhau thì kết quả trả về sẽ là True và ngược lại sẽ là False.
a != b //True
< Dấu < đại diện cho phép toán nhỏ hơn, nếu đối số 1 nhỏ hơn đối số 2 thì kết quả sẽ trả về là True và ngược lại sẽ là False. a < b //True
> Dấu > đại diện cho phép toán lớn hơn, nếu đối số 1 lớn hơn đối số 2 thì kết quả sẽ trả về là True và ngược lại sẽ là False. a > b //False
<= Dấu > đại diện cho phép toán nhỏ hơn hoặc bằng, nếu đối số 1 nhỏ hơn hoặc bằng đối số 2 thì kết quả sẽ trả về là True và ngược lại sẽ là False. a <= b //True
>= Dấu > đại diện cho phép toán lớn hơn hoặc bằng, nếu đối số 1 lớn hơn hoặc bằng đối số 2 thì kết quả sẽ trả về là True và ngược lại sẽ là False. a>= b //False

3, Toán tử gán.

Toán tử gán là toán tử dùng đế gán giá trị của một đối tượng cho một đối tượng khác. Và trong Python thì nó cũng được thể hiện giống như các ngôn ngữ khác. Và dưới đây là 8 toán tử nằm trong dạng này mà Python hỗ trợ.

Toán Tử Chú Thích Ví Dụ
 = Toán tử này dùng để gán giá trị của một đối tượng cho một giá trị c = a (lúc này c sẽ có giá trị = 5)
+= Toán tử này cộng rồi gắn giá trị cho đối tượng c += a (tương đương với c = c + a)
-= Toán tử này trừ rồi gắn giá trị cho đối tượng c -= a (tương đương với c = c - a)
*= Toán tử này trừ rồi gắn giá trị cho đối tượng c *= a (tương đương với c = c * a)
/= Toán tử này chia rồi gắn giá trị cho đối tượng c /= a (tương đương với c = c / a)
% Toán tử này chia hết rồi gắn giá trị cho đối tượng c %= a (tương đương với c = c % a)
**= Toán tử này lũy thừa rồi gắn giá trị cho đối tượng c **= a (tương đương với c = c ** a)
//= Toán tử này chia làm tròn rồi gắn giá trị cho đối tượng c //= a (tương đương với c = c // a)

4, Toán tử logic.

Toán tử logic trong Python hoàn toàn giống như các ngôn ngữ khác. Nó gồm có 3 kiểu cơ bản như sau:

Toán Tử Chú Thích
and Nếu 2 vế của toán tử này đều là True thì kết quả sẽ là True và ngược lại nếu 1 trong 2 vế là False thì kết quả trả về sẽ là False.
or Nếu 1 trong 2 vế là True thì kết quả trả về sẽ là True và ngược lại nếu cả 2 vế là False thì kết quả trả về sẽ là False.
not Đây là dạng phủ định, nếu biểu thức là True thì nó sẽ trả về là False và ngược lại.

5, Toán tử biwter.

Toán tử này thực hiện trên các bit của các giá trị. Hãy tưởng tượng mình có 2 biến a = 12 và b = 15 nhưng nếu chúng ta convert chúng sang hệ nhị phân thì 2 biến này sẽ có giá trị như sau: a = 00001100 và b = 00001111. Về phần này thì rất ít khi sử dụng và cũng khó translate sang tiếng việt nên mình xin được phép viết toán hạng và ví dụ thôi.

Toán Tử Ví Dụ
& (a & b) = 12 (00001100)
| (a | b) = 14 (00001111)
^ (a ^ b) = 2 (00000010) 
~ (-a) = -13 (00001101)
<< a<<a = 49152
>> a>>a = 0

6, Toán Tử khai thác.

Toán tử này thường được dùng để kiểm tra xem 1 đối số có nằm trong 1 tập hợp đối số hay không (list). Trong Python hỗ trợ chúng ta 2 dạng toán tử như sau:

Giả sử: a = 4, b = [1,5,7,6,9]

Toán Tử Chú Thích Ví Dụ
in Nếu 1 đối số thuộc một tập đối số nó sẽ trả về True và ngược lại/ a in b //False
not in Nếu 1 đối số không thuộc một tập đối số nó sẽ trả về True và ngược lại/ a not in b //True

7, Toán tử xác thực.

Dạng Toán tử này dùng để xác thực hai giá trị xem nó có bằng nhau hay không. Và trong Python hỗ trợ chúng ta 2 dạng sau:

Giả sử: a = 4, b =5

Toán Tử Chú Thích Ví Dụ
is Toán tử này sẽ trả về True nếu a == b và ngược lại  a is b //False
not is Toán tử này sẽ trả về True nếu a != b và ngược lại a is not b //True

8, Lời kết.

Bài này chúng ta tạm dừng lại ở mức độ lý thuyết thôi nhé, ở các phần sau các bạn sẽ được thực hành khá là nhiều!

Đăng ký nhận tin.

Chúng tôi chỉ gửi tối đa 2 lần trên 1 tháng. Tuyên bố không spam mail!

Vũ Thanh Tài

About author
The best way to learn is to share
Xem tất cả bài đăng

7 Comments

5, Toán tử biwter.

  1. (a | b) = 15 (00001111)
  2. (a ^ b) = 3 (00000011)

Soul

6 năm trước

cảm ơn AD.

Tuấn

4 năm trước

thanks so much

Luong Do

3 năm trước

cái c =c a tức là sao ad nhỉ, e hiểu nhưng bị mơ hồ ý

HÙng

2 năm trước

cái c =c a tức là sao ad nhỉ, e hiểu nhưng bị mơ hồ ý

HÙng

2 năm trước

Tại sao line phải được gán bằng dấu ':= ' trong đoạn code này ạ?

Đăng

2 năm trước

hết cứu

khoa

6 tháng trước

Bình luận

Captcha